Nội dung
Chào các bạn độc giả của Nam NCN BLog. Lâu lắm rồi Nam mới dành thời gian để tiếp tục viết chia sẻ của mình về WordPress, có vẻ như công việc ở công ty đã khiến Nam kín hết thời gian để viết blog. Tuy nhiên mỗi khi có thời gian, thì Nam vẫn sẽ cố gắng viết, đấy như là một đam mê, mà đam mê thì chắc chắn Nam sẽ không bỏ được. Vì thế nên quý độc giả cứ yên tâm là sẽ được thấy Nam chia sẻ những kinh nghiệm hay ho mà trong quá trình làm việc Nam tích luỹ được. Thôi không lan man nữa, chúng ta cùng đi vào vấn đề chính trong ngày hôm nay.
Có khi nào các bạn tự nghĩ, website của mình đã cài đúng, cài đủ plugin cần thiết chưa? Liệu rằng mình có đang sử dụng những plugin tốt nhất, phù hợp nhất, tạo ra nhiều kết quả khả quan nhất cho website doanh nghiệp của mình!
Nếu các bạn chưa khỏi băn khoăn, thì hãy cùng theo dõi danh sách các plugin mà Nam liệt kê sau đây, và có cái nhìn khái quát nhất để đánh giá xem mình có đang sử dụng plugin hợp lý cho website hay chưa nhé.
1. iThemes Security
iThemes Security là plugin bảo mật cho website tốt nhất cho Website WordPress tại thời điểm hiện tại. Các quản trị viên thường quên đi việc bảo mật cho website WordPress trong thời điểm việc xâm nhập (hack) vào lỗ hổng của mã nguồn WordPress khá dễ dàng.
Điều này không phải do WordPress bảo mật kém hơn các mã nguồn khác, mà do mã nguồn WordPress quá phổ biến nên việc dò tìm ra lỗ hổng bảo mật được thực hiện rất nhanh chóng.
2. Yoast SEO
Nếu chỉ dựa vào mã nguồn WordPress thôi thì chưa đủ, bạn cần có thêm Yoast SEO plugin để đảm bảo các vấn đề cơ bản và thiết yếu của SEO.
Vì sao là Yoast SEO mà không phải plugin hỗ trợ SEO khác? Đơn giản bởi vì Yoast SEO làm quá tốt khiến các đối thủ cạnh tranh không đủ lợi thế để vượt quá được.
Ngoài ra với phiên bản Yoast SEO Premium, bạn sẽ được sử dụng các chức năng cao cấp hơn nhiều so với bản Free.
3. WP Rocket
Tốc độ website là điều quan trọng hàng đầu và là vấn đề mà các quản trị viên đau đầu nhất, không phải plugin nào cũng có thể khiến website bạn nhanh lên hiệu quả.
Tuy nhiên mình tự tin nói với bạn rằng, WP Rocket sẽ khiến bạn hài lòng với hiệu quả của nó mang lại, không chỉ là mang lại tốc độ cực nhanh cho website mà đơn giản là bạn chỉ cần vài bước click là xong, không cần cài đặt gì quá phức tạp.
4. UpdraftPlus
Backup website là một phần trong việc bảo vệ website khỏi việc bị tấn công và đảm bảo an toàn cho dữ liệu của website.
Nếu website của bạn gặp vấn đề, bạn chỉ cần thao tác đơn giản là có thể phục hồi lại website như lúc chưa gặp vấn đề gì xảy ra.
Bạn có thể Backup thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.
5. Elementor
Bạn muốn tạo Website nhanh chóng, đẹp, đầy đủ mà không hề biết code? Hoàn toàn được với Elementor Page Builder WordPress Plugin.
Mọi thứ dường như trở nên dễ dàng chưa từng thấy, bạn có thể tạo ra mọi thứ cho website của mình, thực sự trực quan, nhẹ nhàng và nhanh chóng, không cần biết một chút code nào cả!
6. Gravity Forms
Tạo form liên hệ là việc phổ biến mà hầu hết ai cũng làm trên mỗi Website. Và Gravity Forms sẽ khiến bạn làm việc đó dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Gravity Form còn làm được nhiều điều hơn thế, như tạo các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến, quizz, thậm chí còn cho phép người dùng thanh toán ngay trên form.
7. WooCommerce
WooCommerce hiển nhiên phải có trong danh sách này bởi tính phổ biến, đầy đủ và đặc biệt là miễn phí của nó.
Bạn sẽ khó tìm được plugin khác đầy đủ và thay thế được WooCommerce trong việc tạo trang bán hàng nhanh chóng và thuận tiện như vậy.
8. Shortpixel
Bạn muốn website mình tải nhanh, việc đầu tiên cần làm đó là tối ưu ảnh. Tuy nhiên để tìm được plugin tối ưu ảnh tốt lại là việc khá khó.
Nhưng bạn không phải tìm nữa, vì ShortPixel là giải pháp bạn đang tìm kiếm hiện tại.
9. Really Simple SSL
Really Simple SSL tự động phát hiện các cài đặt của bạn và định cấu hình trang web của bạn để chạy qua https. Để giữ cho nó nhẹ, các tùy chọn được giữ ở mức tối thiểu. Toàn bộ trang web sẽ chuyển sang SSL.
10. MonsterInsights
MonsterInsights là plugin Google Analytics tốt nhất cho WordPress. Nó cho phép bạn thực hiện kết nối trang web của bạn với Google Analytics đúng cách và nhanh chóng, do đó bạn có thể thấy chính xác cách mọi người tìm và sử dụng trang web của mình.
Phần tốt nhất là nó hiển thị cho bạn tất cả các số liệu thống kê quan trọng ngay trong bảng điều khiển WordPress của bạn.
Sau đó, bạn có thể tối ưu hóa trang web của mình phù hợp để tăng lưu lượng truy cập, người đăng ký và doanh thu.
MonsterInsights có phiên bản miễn phí , nhưng sức mạnh thực sự của nó chỉ mở ra khi bạn nâng cấp lên phiên bản Pro.
11. MemberPress
MemberPress cho phép bạn xây dựng cộng đồng và trang web thành viên trực tuyến bằng WordPress. Hiện nay nó là plugin thành viên WordPress tốt nhất trên thị trường.
Bạn có thể tạo đăng ký và hạn chế nội dung cho người dùng dựa trên gói đăng ký của họ. Nó hoạt động với tất cả các giải pháp thanh toán phổ biến và hỗ trợ tuyệt vời với các cửa hàng trực tuyến sử dụng WooC Commerce.
12. LearnDash
LearnDash là plugin WordPress LMS tốt nhất để tạo và bán các khóa học trực tuyến từ trang web WordPress của bạn. Nó có trình xây dựng khóa học kéo và thả cho phép bạn nhanh chóng thêm bài học, câu hỏi và bài tập để xây dựng khóa học của mình.
13. WP Mail SMTP by WPForms
Theo mặc định, WordPress sử dụng chức năng PHP mail để gửi email. Vấn đề là hầu hết các công ty cung cấp hosting hiện nay chặn gửi mail để tránh lạm dụng.
Điều này về cơ bản có nghĩa là bạn và người dùng của bạn có thể không nhận được thông báo email quan trọng từ trang web WordPress của bạn. Nhưng với WP Mail SMTP by WPForms vấn đề gửi mail đã được giải quyết triệt để.
Trong khi quản lý trang web WordPress của bạn, đôi khi bạn có thể cần thêm đoạn mã vào trước thẻ </head> hoặc trước thẻ </body> WordPress của mình để xác minh, chèn tập lệnh nhắm mục tiêu quảng cáo, v.v.
Insert Headers and Footers cho phép bạn dễ dàng thêm đoạn mã vào trang web WordPress của mình mà không cần chỉnh sửa Theme.
15. Schema Pro
Schema hay Schema.org, Schema Markup là một đoạn code html hoặc code khai báo java script dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data). Schema được tạo ra với sự hợp tác của 4 công cụ tìm kiếm nổi tiếng hiện nay là Google, Bing, Yandex và Yahoo.
Schema được gắn vào website để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết, phân loại và trả về kết quả nhanh chóng, chính xác hơn. Nếu không có Schema thì một website sẽ chỉ bao gồm các thông tin không có ngữ cảnh.
Schema Plugin giúp bạn thêm các cấu trúc dữ liệu khác nhau, để hiện thị thêm các thông tin hữu ích trên kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra thì nó cũng rất tốt cho SEO, nhưng để thêm các dữ liệu cấu trúc này như nào?
Nếu bạn không biết code, tốt nhất mình khuyên bạn dùng Schema Pro.
Nó hỗ trợ rất nhiều loại cấu trúc, việc bạn làm chỉ là cài đặt nó sẽ tự động thêm schema cho bạn.
Trên đây là các plugin mình thấy là cần có cho các website ở thời điểm này, không rõ sau này có plugin nào tốt hơn không, nếu có mong bạn đóng góp để mình chỉnh sửa và bổ sung nhé. Cảm ơn bạn!